Trong khoang miệng của chúng ta, nướu là một trong những bộ phận rất dễ dàng bị viêm nhiễm mà chúng ta thường rất khó nhận biết và bỏ qua căn bệnh này.
Mọc mủ ở chân răng là bệnh gì?
Mọc mủ ở chân răng là một loại triệu chứng thường gặp khi bạn mắc phải các bệnh lý về răng miệng. Cụ thế xuất phát từ 2 loại bệnh như sau:
Bệnh nha chu
Vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt, không thường xuyên đi lấy vôi răng là nguyên nhân gây nên bệnh viêm nướu, viêm nha chu, tạo mủ ở nướu và chân răng. Ngoài ra, tình trạng này còn do thức ăn còn dính ở kẽ răng lên men và tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng phát triển.
Thông thường khi bị bệnh này, ngoài việc mọc mủ ở chân răng sẽ kèm theo hiện tượng chảy máu chân răng thường xuyên. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời dễ dẫn đến mất răng hàng loạt. Tư vấn thêm về chi phí niềng răng cửa cho trường hợp răng cửa thưa.
Bệnh viêm tủy răng
Răng bạn có thể bị sâu hay do chấn thương làm phần tủy bên trong bị ảnh hưởng. Lâu dần dẫn đến tủy bị hoại tử bán phần hay toàn phần, sau đó sẽ tạo mủ. Đây là giai đoạn bệnh đã khá nặng.
Nếu tình trạng viêm tủy diễn ra lâu ngày thì nó sẽ dẫn đến áp xe chân răng, đây có thể coi là tình trạng nguy hiểm nhất, nếu không kịp thời điều trị thì nguy cơ phải nhổ bỏ răng là rất cao.
Hơn thế nữa, áp xe răng còn có thể lây lan sang phần nướu xung quanh, các răng bên cạnh và xương hàm. Nguy hiểm nhất là vi khuẩn tại túi mủ này sẽ di chuyển vào máu, gây nhiễm trùng huyết dẫn đến hậu quả chết người.
Do thay đổi nội tiết tố khi mang thai
Khi mang thai, hai nội tiết tố là Estrogen và Prosestin tăng nhiều khiến cho mao mạch ở nướu phình to ra, gấp khúc, dẫn đến huyết dịch ứ trệ và tính thẩm thấu của thành mao mạch tăng thêm khiến nướu bị viêm.
Nếu không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách, bệnh sẽ ngày càng trầm trọng, khiến nướu răng bị sưng phồng, dễ chảy máu, thậm chí là có mủ.
Do mọc răng khôn
Răng khôn là những chiếc răng vĩnh viễn cuối cùng của mỗi người, thường mọc ở tuổi trưởng thành (từ 17 – 25 tuổi). Quá trình mọc răng thường gây nhiều đau buốt, khó chịu cho bệnh nhân.
Song song với đó, chiếc răng này cũng rất dễ mọc ngầm, mọc lệch, xâm lấn với các răng khác, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. trong đó có bệnh viêm nướu răng có mủ.
Cách điều trị mọc mủ ở chân răng hiệu quả
Nếu phát hiện mọc mủ ở chân răng giai đoạn sớm, nếu chưa có thời gian đến nha khoa, bạn có thể áp dụng 3 cách điều trị chân răng có mủ dưới đây để chữa trị kịp thời tại nhà:
- Điều trị chân răng có mủ bằng hoa cúc và gừng tươi: Thực hiện đơn giản bằng cách giã nhuyễn cánh hoa cúc cùng một chút gừng tươi. Sau đó, dùng dụng cụ lọc để lấy nước cốt. Hỗn hợp vừa được lọc bỏ cặn bạn dùng bông gòn chấm vào vùng chân răng có mủ.
- Điều trị chân răng có mủ bằng rau sam: Phương pháp này cũng đơn giản, bạn thực hiện bằng cách làm nát lá rau sam. Sau đó, đặt hỗn hợp lên vùng chân răng có mủ. Kiên trì thực hiện mủ sẽ tự xẹp theo thời gian.
- Điều trị chân răng có mủ bằng rau kinh giới: Đun sôi 200g lá kinh giới cùng một vài hạt muối, uống trong 2 tuần đến khi thấy tình trạng chân răng có mủ giảm dần thì dừng lại. Xác định bọc răng sứ thẩm mỹ giá bao nhiêu dựa vào yếu tố nào?
Bài viết trích nguồn tại: https://thongtinniengrang.blogspot.com/
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
Ngavvt