Có nhiều khách hàng sau khi làm sứ thì có quan niệm là răng luôn có độ bền chắc hàng chục năm mà lại không biết rằng nếu không có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý thì tuổi thọ của răng sứ sẽ giảm đi khá nhiều. Do đó, trồng răng sứ giá bao nhiêu và phải làm gì để giữ được độ bền chắc và sáng đẹp lâu dài. Hãy cùng chúng tôi lưu ý một số mẹo hay dưới đây.

Răng sứ loại nào bền nhất?

Răng sứ titan: Răng sứ titan là loại răng sứ được chế tạo từ hợp kim Niken-Crom-Titan. Hợp kim Titan làm cho răng sứ trở nên nhẹ hơn, chắc hơn, nhất là với trường hợp cầu răng dài. Tuổi thọ răng sứ titan khá dài, răng có độ cứng tốt nên chịu được áp lực nhai mạnh. Thông tin bọc răng sứ có bền không ai cũng nên tìm hiểu. 

Răng toàn sứ: Răng toàn sứ là loại răng được chế tạo bằng sứ. Đây là loại răng sứ tốt nhất hiện nay, khắc phục được hiệu quả các khuyết điểm của các loại răng sứ khác, có tuổi thọ dài, khả năng chịu được áp lực nhai tốt, không bị xỉn màu khi ăn các loại thức ăn đồ uống sẩm màu, độ sáng bóng của răng được duy trì lâu dài.

Răng sứ kim loại quý: Răng sứ kim loại quý được chế tạo với lớp sườn bên trong bằng kim loại quý như Platin, vàng hay palladium và được phủ lớp sứ bên ngoài. Loại răng sứ này khắc phục được hầu hết các nhược điểm của răng sứ kim loại: không gây đen cổ răng, không gây kích ứng, thời gian sử dụng lâu dài.

Răng sứ kim loại: Răng sứ kim loại là loại răng sứ có sườn bên trong bằng kim loại (thường là hợp kim Ni – Cr hoặc Co – Cr) và bên ngoài là chất liệu sứ. Có khả năng chịu được áp lực ăn nhai khá tốt. Chi phí thấp hơn các loại răng sứ khác.

Làm sao để giữ răng sứ được lâu nhất?

Việc sử dụng sau khi bọc răng sứ được bao nhiêu năm phụ thuộc rất lớn đến vấn đề chăm sóc và bảo vệ của mỗi khách hàng sau khi thực hiện dịch vụ. Ngay chiếc răng thật còn bị tổn thương và cần được bảo vệ thì răng sứ cũng như vậy.

Thực phẩm được sử dụng hằng ngày: Các thức ăn quá cứng sẽ gây tác động không tốt đến răng, làm tổn thương men răng và có thể gây sứt mẻ tương tự như men răng thật. Bạn vẫn có thể ăn uống như bình thường nhưng đừng cố ép mình cắn những thực phẩm quá dai và quá cứng, buộc phải dùng nhiều lực để cắn, nhai. Sử dụng được nhiều món ăn mềm, được chế biến đa dạng theo từng ngày, mà không gây ra sự thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết mà còn giúp bảo vệ răng chắc khỏe.

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng: Để bảo vệ răng sứ được tốt hơn đáp ứng ăn nhai tốt, bạn cần chăm sóc răng miệng bằng cách đánh răng mỗi ngày 2 lần với bàn chải lông mềm và đánh răng nhẹ nhàng. Sử dụng nước súc miệng sinh lý cùng với chỉ nha khoa để làm sạch sâu hơn sau bước đánh răng là một trong những cách chăm sóc răng miệng ngay cả răng thật hay răng sứ đều thực sự rất cần thiết.

Bỏ, hạn chế tật nghiến răng: Không ít người có tật nghiến răng khi ngủ, ảnh hưởng của nó đến việc tổn hại và mòn men răng là rất lớn. Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về đeo máng chống nghiến răng để bảo vệ men răng hiệu quả và không làm yếu chân răng.

Thăm khám răng định kỳ sau khi bọc sứ: Răng miệng cũng cần được thăm khám và theo dõi để phát hiện những dấu hiệu bất thường như răng bị lỏng lẻo hay sứt mẻ bởi những thói quen xấu, việc ăn nhai hằng ngày. Bạn nên tái khám lại theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được thăm khám và phát hiện những vấn đề phát sinh và được khắc phục kịp thời. 
 
Top