Hôi miệng được định nghĩa là bất kỳ mùi khó chịu nào trong hơi thở từ miệng được phát hiện bằng mũi. Đây là một chứng bệnh thường gặp, ảnh hưởng tới sinh hoạt của cá nhân, khả năng làm việc, sự tham gia những hoạt động xã hội, biểu lộ tình cảm. Có thể bạn chưa biết bọc răng sứ có đắt không?
Nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng
Do vệ sinh răng miệng không đúng cách
Khoang miệng là môi trường ẩm ướt, thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Khoang miệng chứa hàng triệu vi khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các triệu chứng hôi miệng
Do việc giữ vệ sinh răng miệng không hiệu quả và đúng cách dẫn đến các bệnh về răng như sâu răng, nha chu, nhiễm trùng nướu răng… là nguyên nhân gây hôi miệng.
Mùi hôi giống như mùi của thực phẩm đã dùng và chỉ nhất thời xảy ra sau khi ăn uống (hành, tỏi) hay dùng thuốc (thuốc chứa nitrat, cồn, chloralhydrat và iodin). Sự trao đổi chất giữa một số thức ăn và đồ uống nhất định tạo ra các acid béo bay hơi và các chất có mùi hôi khác được bài tiết qua phổi.
>>Đọc thêm: chảy máu răng là bệnh gì
Hôi miệng do khô miệng
Giảm vị giác, khó nuốt, viêm niêm mạc miệng, dễ sâu răng, nhiều mảng bám trên răng và lưỡi thường gặp ở người trên 50 tuổi, thiếu sinh tố, mãn kinh, tuyến nước bọt kém hoạt động, liệt dây thần kinh mặt (dây VII), cơ thể mất nước, thở bằng miệng, đái tháo đường, trầm cảm, lạm dụng rượu, thiếu hồng cầu, đa xơ cứng, AIDS, dùng thuốc... cũng gây hôi miệng.
Mắc phải các căn bệnh về răng miệng
Nhiễm trùng phổi mãn tính, ung thư phổi, viêm phổi hoặc có vật lạ trong mũi.
Bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm amygdale, viêm nhiễm đường hô hấp.
Lỡ miệng, nhiệt miệng kết hợp với bệnh viêm nha chu.
Bị thoát vị thực quản hay chứng trào ngược dạ dày, có lỗ rò giữa thực quản và dạ dày.
Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường.
Những cách trị hôi miệng bằng phương pháp dân gian
Nước muối trị hôi miệng hiệu quả
Trị hôi miệng bằng phương pháp dân gian. Muối là một loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể, hơn nữa nó còn là chất sát trùng hữu hiệu nhất cho các vết thương. Trong dân gian, muối tinh pha với nước tạo thành hỗn hợp nước muối giúp ngừa đau họng, sâu răng và nó còn là cách chữa bệnh hôi miệng hiệu quả nhất.
Hỗn hợp nước muối loãng giúp bạn ngăn ngừa mảng bám trong răng, diệt các vi khuẩn có ở lưỡi và lợi của bạn. Để đạt được tác dụng nhanh nhất, bạn nên súc miệng nước muối loãng ít nhất là 3 lần 1 ngày.
Dùng vỏ chanh tươi trị hôi miệng
Những miếng vỏ chanh sau khi sử dụng, thay vì bỏ đi, bạn hãy rửa sạch, rồi nhai thật kĩ, và nuốt. Cứ làm như vậy ngày vài lần sẽ giúp cho hơi thở của bạn luôn thơm mát.
Chanh chính là loại quả luôn có mặt trong nhà, sở hữu nhiều công năng trong mọi việc, bao gồm cả trị hơi thở có mùi. Bạn chải răng và cả chải lưỡi bằng hỗn hợp nước cốt chanh và muối hai lần mỗi ngày sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng khó chịu trên.
Lá ngò gai điều trị bệnh hôi miệng rất tốt
Theo y học cổ truyền, ngò gai vị the, tính ấm, có mùi thơm hắc, công dụng trục hàn tà, khử thấp nhiệt, mạnh tỳ vị, thanh uế, giải khí trướng, kích thích tiêu hóa v.v…
Lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có hiệu quả.
Làm cách nào để giảm bớt tình trạng hôi miệng hằng ngày
Đánh răng hàng ngày sau khi ăn. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trong kẽ và chân răng.
Cạo lưỡi hàng ngày để loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn và thức ăn thừa còn bám trên lưỡi.
Uống thật nhiều nước, ít nhất là 2 lít/ ngày để cung cấp nước cho cơ thể, tránh bị khô miệng sẽ gây mùi hôi.
Không sử dụng các thực phẩm gây mùi như hành tỏi, cà phê, thuốc lá, rượu bia,..
Thường xuyên nhai kẹo cao su.
Ngậm và súc miệng bằng nước muối hàng ngày để khử mùi và hạn chế viêm lợi.
Bài viết được trích nguồn tại: https://nangmuiconguyhiemkhong.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
Tg: Ngavvt