Khi bị đau răng hàm nên làm gì để cải thiện tình trạng này? Muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây. Tuy nhiên, bọc răng sứ zirconia giá bao nhiêu tiền hiện nay?
Nguyên nhân bị đau răng hàm
Đau răng hàm không giống như những cơn đau bình thường, chúng dai dẳng bám riết, hành hạ khiến bạn phải đau đầu vì sự phiền toái mà chúng gây ra. Vậy bọc răng sứ giữ được bao lâu? Tình trạng này do nhiều nguyên nhân dẫn đến:
Vi khuẩn, sâu răng hàm
Vệ sinh răng miệng không tốt, không đúng cách sẽ làm cho các mảnh vụ thức ăn tích tụ, lâu dần hình thành mảng bám trên răng. Thêm vào đó là thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt, đồ uống có ga… cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng hàm.
Bị đau răng hàm nên làm gì*
Đau răng hàm chỉ xảy ra khi tình trạng sâu đã trở nên nặng hơn, lỗ sâu lớn ăn sâu đến tủy răng hoặc làm mất đi nhiều mô răng. Dưới tác động của nóng, lạnh, cảm giác đau sẽ dễ bị kích thích hơn so với bình thường.
Tác động ngoại lực
Khi hoạt động làm việc, răng hàm bị sứt, mẻ, gãy, vỡ, răng bị mòn men hoặc do vết hàn trám bị bong tách làm tác động đến ngà răng, tủy răng dẫn đến tình trạng đau nhức răng hàm.
Bệnh lý răng miệng
Viêm nướu hay viêm nha chu chủ yếu do cao răng mà ra, nếu không điều trị, các vi khuẩn sẽ phá hủy răng gây nên tình trạng đau răng hàm, làm răng lung lay, thậm chí là mất răng hoàn toàn.
Khi bị đau răng hàm nên làm gì?
Nước muối
Chúng ta thường nghe về một số tác động tiêu cực của muối khi đi vào cơ thể chúng ta như làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, muối cũng rất có ích và thực sự cần thiết cho cơ thể của chúng ta.
Một trong những lợi ích mà muối có thể mang lại là làm giảm bớt sự tê buốt, đau nhức của răng.
Bạn có thể chuẩn bị nước muối khá dễ dàng: lấy hai đến ba muỗng cà phê muối cho vào một ly và đổ một ít nước ấm vào. Sau đó ngậm hỗn hợp trong khoảng 15 phút.
Bạn không nên nuốt nước muối, mà chỉ súc miệng để nước muối tràn qua các kẽ răng và nướu. Biện pháp khắc phục này không tốn kém nhưng lại được coi là một trong những cách hữu ích và hiệu quả để điều trị đau răng.
Chườm đá lạnh
Đá không có tác dụng giảm cơn nhức răng trực tiếp, bạn cần lợi dụng hơi lạnh từ đá để thực hiện giảm đau răng gián tiếp bên ngoài phần má. Cách chữa nhức chân răng này có thể làm giảm bớt sưng, giúp làm hết đau răng một cách nhanh chóng và rất hiệu nghiệm.
Cách thực hiện: Lấy một cục đá nhỏ vào túi ni lông và bọc vào khăn bông. Đặt lên chỗ miệng bị sưng và chườm trong khoảng 2 – 3 phút, có thể lặp lại nhiều lần nếu cơn đau răng xuất hiện.
Lá trầu không
Đây được coi là một trong những cách trị nhức răng khi bạn không biết bị đau răng hàm nên làm gì?. Trong lá trầu không có chứa một lượng lớn tinh dầu và muối khoáng, có tác dụng kháng viêm và làm bớt đau răng khá hiệu quả. Nếu bạn đang bị sâu răng thì đây cũng là một gợi ý về mẹo chữa nhức răng sâu khá tốt.
Lá trầu không điều trị những cơn đau răng hiệu quả*
Cách thực hiện: Lấy 2 hay 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng vài hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu. Sau 10 phút thì gạn lấy phần nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra, mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút sẽ làm răng hết đau răng trong vòng 15 phút.
Hạn chế những thức ăn chứa axit phytic
Theo các chuyên gia, những loại thực phẩm có chứa nhiều axit phytic là các loại hạt, ngũ cốc, đậu, có tác động tiêu cực đến răng và xương. Loại axit này ức chế sự hấp thụ phốt pho cùng với các khoáng chất khác như magiê, canxi, kẽm và sắt.
Vì vậy, răng của bạn sẽ bị yếu đi, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công. Để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, hãy giảm lượng tiêu thụ các loại thực phẩm trên.