Để có một hàm răng trắng sáng với nụ cười rạng rỡ thì một trong những cách làm đẹp phổ biến hiện nay chính là bọc răng sứ. Tuy nhiên, mài răng bọc sứ có đau không vẫn là điều bạn nên nắm rõ. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cũng như có được kết quả bọc răng tốt nhất bạn nên lưu ý một số vấn đề sau.
Làm răng sứ thẩm mỹ có tránh được rủi ro?
Thông thường, trước khi tiến hành làm răng sứ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ nha khoa khám và tư vấn phương pháp phục hình răng cố định phù hợp. Sau đó nếu bệnh nhân đồng ý, bác sĩ sẽ bắt đầu mài răng (khoảng 20-30 phút/1 răng, tùy vào độ khó của răng cũng như sự hợp tác của bệnh nhân).
Khi mài xong, bác sĩ sẽ lấy dấu răng và đổ mẫu nhằm tạo hình dáng răng như thật bên ngoài, sau đó chọn màu răng phù hợp nhất rồi gửi bản mẫu cho kỹ thuật viên để họ chế tác ra những chiếc răng sứ. Khoảng 2-3 ngày, bệnh nhân có thể đến để gắn chặt răng lại bằng xi măng nha khoa. Tuy nhiên, trên thực tế, kỹ thuật mài răng không hề đơn giản. Nếu xử lý không tốt sẽ động đến phần tủy răng, gây viêm tủy răng.
Ngoài ra, nếu nha sĩ trong quá trình thực hiện bọc răng sứ có sai sót thì có thể xảy ra những rủi ro như: viêm lợi nếu không mài răng đúng cách, đúng giải phẫu răng, đúng các khoảng sinh học; hai hàm kênh nhau, không thể nhai và bắt buộc bác sĩ phải mài chỉnh lại, nếu không sẽ gẫy vỡ răng sứ hoặc răng đối diện.
Bệnh nhân dị ứng với các thành phần của răng sứ như răng titan, răng sứ kim loại; nướu bị tuột, co rút làm đường viền nướu bị hở ra hay bị đen; thức ăn dắt vào kẽ giữa răng giả và răng thật gây hôi miệng hoặc làm cho sâu răng tái phát…
Một số điều cần lưu ý sau khi bọc răng sứ
Chế độ ăn uống: Tuy răng sứ có độ bền khá tốt và độ chịu lực cao hơn cả răng thật nhưng đều đó không có nghĩa là chúng ta thường xuyên ăn những thực phẩm quá cứng và dai bởi theo thời gian, khi chịu tác động mạnh quá nhiều, răng sứ cũng trở nên kém bền chắc hơn. Ngoài ra, những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng không tốt cho răng, vì vậy bạn nên hạn chế ăn những đồ ăn này.
Bạn cũng lưu ý sau khi bọc răng sứ nên hạn chế những tác động khiến cho răng bị nhiễm màu như khói thuốc cho dù răng sứ không chịu tác động của màu thực phẩm như vật liệu composite khi hàn trám răng. Nên nhai đều cả hai hàm và hạn chế những thực phẩm, đồ uống chứa nhiều chất đường.
Chăm sóc răng sứ: Chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng sau khi bọc sứ không khác gì so với răng thật. Cần chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, vệ sinh ngày 2-3 lần sau khi ăn. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, tránh thức ăn giắt vào phần nướu hay kẽ răng gây sâu răng. Thỉnh thoảng trước khi đánh răng bạn có thể dùng ngón tay mát xa để máu dưới phần nướu lưu thông được tốt hơn.