Sở hữu một hàm răng trắng sáng, chắc khỏe là niềm mong muốn của mọi người. Tuy nhiên, đôi khi răng xảy ra tình trạng bị sậm màu xỉn màu khiến tổng thể chung toàn hàm mất thẩm mỹ, khiến chủ nhân mất đi sự tự tin ít nhiều.
Vậy những nguyên nhân khiến răng bị sậm màu là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để có cách khắc phục phù hợp.
Những nguyên nhân khiến răng bị sậm màu
Theo các chuyên gia nha khoa, những nguyên nhân khiến răng bị sậm màu có thể chia thành 2 loại cơ bản: nguyên nhân do tác động của các yếu tố bên ngoài và do các chất sậm màu nằm bên trong cấu trúc răng. Cụ thể như sau:
Do các yếu tố sậm màu bám dính trên răng
Do sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều màu
Đọc thêm phẫu thuật hàm móm giá bao nhiêu
Những nguyên nhân được coi xuất phát từ yếu tố bên ngoài như:
Thức ăn chứa nhiều màu thực phẩm: bánh kẹo ngọt, socola, tương ớt, tương cà…
Các loại thức uống thường sậm màu: trà, cà phê, nước ngọt có gas…
Những ai đang hút thuốc lá, xì gà, nhai trầu…
Sử dụng một số loại kẹo ngậm, thuốc súc miệng nha chu…
Các loại màu trên rất dễ dàng bám vào những rãnh trũng, khe hở trên bề mặt răng, bao phủ trên lớp men răng khiến răng bị ố vàng, sậm màu hơn bình thường.
Răng bị sậm màu do có các chất sậm màu nằm bên trong cấu trúc răng:
Đó là các chất có thể xâm nhập vào trong cấu trúc răng trước và kể cả sau khi răng mọc. Vậy, phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không?
Trước khi răng mọc
Đối với trẻ nhỏ, khi răng đang bắt đầu được hình thành khi còn ở trong bụng mẹ, rất có thể trong thời gian ngày, răng của bé đã bị nhiễm trùng bởi các chất có thể gây sậm mà răng cho răng bé sau này. Thông thường, răng sẽ bị nhiễm những kháng sinh như:
Răng bị nhiễm Tetracycline: Đây là những loại thuốc kháng sinh mà nhiều người mẹ thường sử dụng trong khi mang thai. Nếu bạn sử dụng trong quá trình thai kỳ hoặc cho bé uống trước 7-8 tuổi thì rất có thể đây là nguyên nhân khiến răng của bé bị đổi màu như vàng, xám hay nâu trên toàn bộ răng hoặc một vài chỗ nhất định. Tùy theo liều lượng sử dụng như thế nào mà mức độ nhiễm mào ở răng sẽ nặng hay nhẹ.
Răng nhiễm fluo: Fluo là một chất hóa học có tác dụng chống lại sâu răng hữu hiệu nhưng nếu người mẹ sử dụng quá nhiều thì cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc răng của bé. Răng sẽ xuất hiện những vết nâu hay trắng đục trên bề mặt răng.
Sau khi mọc răng
Răng bị chết tủy: Tủy răng là nơi chứa các dây thần kinh và mạch máu, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi răng. Đối với những răng đã bị hoại tử, chết tủy thì sau một thời gian nhất định, răng sẽ trở nên khô, dễ gãy và sậm màu.
Do chấn thương hoặc sâu răng: Những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng hay do tình trạng chảy máu bên trong răng cũng có thể là nguyên nhân khiên răng bị đổi màu
Tuổi tác: Thông thường, tuổi tác càng lớn, răng càng có xu hướng bị yếu đi, dễ gãy và màu răng cũng không còn giữ được vẻ trắng sáng khi còn trẻ.
Bài viết được trích nguồn từ: http://suckhoechomoinha.org
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt